Mạ điện là một trong những kỹ thuật hàng đầu trong ngành gia công xi mạ kim loại. Dù được nghe nhiều nhưng có thể bạn chưa hiểu rõ hết kiến thức quan trọng của xi mạ điện, bài viết dưới đây của xi mạ Ngũ Kim sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này!
Mạ điện là gì?
Mạ điện, xi mạ điện hay còn gọi là mạ điện phân là quá trình thực hiện mạ phủ một lớp kim loại (phổ biến là kẽm và niken) lên trên bề mặt sản phẩm cần mạ thông qua phản ứng hóa học giữa hóa chất với dòng điện.
Cơ chế hoạt động của kỹ thuật mạ điện như sau, sản phẩm cần mạ sẽ gắn trực tiếp với cực âm catot, dung dịch hóa chất xi mạ sẽ kết nối với cực dương anot. Khi nguồn điện được khởi động, quá trình oxy hóa sẽ diện ra, cực dương của nguồn điện sẽ hút các eletron e- giúp giải phóng các ion kim loại dương.
Sau đó, nhờ tác dụng của lực tĩnh điện các ion dương này di chuyển về cực âm, tại đây cực âm sẽ tiếp nhận e- trong quá trình oxy hóa khử, để lại trên bề mặt sản phẩm xi mạ một lớp phủ kim loại. Tùy vào nhu cầu đối với sản phẩm mà độ dày của lớp xi mạ sẽ được điều chỉnh dựa vào cường độ của nguồn điện và thời gian xi mạ. (Theo Wikipedia)
Ưu điểm và ứng dụng của công nghệ mạ điện
Mạ điện phân là công nghệ phổ biến hàng đầu trong ngành cơ khí Việt Nam hiện nay, bởi mạ điện mang nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
- Giúp cho sản phẩm cần mạ được bền chắc hơn.
- Mạ điện chống oxy hóa tốt, từ đó chống lại được quá trình rỉ sét.
- Chống ăn mòn, chống lại các tác nhân từ môi trường như độ ẩm, nhiệt độ cao, môi trường khắc nghiệt khác.
- Tăng tuổi thọ cho sản phẩm xi mạ.
- Dễ dàng bảo trì, sửa chữa.
- Chi phí thực hiện mạ điện thấp.
- Nhiều màu sắc đẹp từ đó tăng tính thẩm mỹ cho thành phẩm
>> Xem thêm: Bulong mạ kẽm
Mạ điện dễ dàng thực hiện cho tất cả sản phẩm, chính vì vậy công nghệ này mang tính ứng dụng cực cao, cùng điểm qua một số ứng dụng quen thuộc:
- Công trình xây dựng: Đây là ứng dụng phổ biến nhất đối với các sản phẩm mạ điện, sau khi được mạ điện sản phẩm sẽ bền chắc, chịu lực tốt hơn, chống lại quá trình rỉ sét, thậm chí chịu được cả môi trường có nồng độ muối cao.
- Dân dụng: Dễ dàng tìm thấy các thành phẩm mạ trong các vật dụng trong gia đình, trang sức…
- Nội thất, trang trí.
- Linh kiện điện tử.
- Linh vực viễn thông.
- Thiết bị y tế.
- Linh kiện ô tô.
- Các ngành kỹ thuật cao như chế tạo robot, tên lửa…
Quy trình mạ điện tiêu chuẩn
Mạ điện là kỹ thuật đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn để đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt nhất. Trong đó, bước đầu tiên gia công bề mặt kim loại trước khi xi mạ quyết định rất lớn đến lớp xi mạ bám chắc và bền đẹp hay không.
Bước 1: Gia công bề mặt kim loại.
Gia công cơ học bằng các phương pháp như mài, đánh bóng, phun tia cát, tia nước áp suất cao… tùy vào hình dạng của kim loại đó. Quá trình này mục đích để cho bề mặt kim loại trước khi mạ có độ nhẵn cao, đồng đều không bị chênh, đây là tiền đề giúp cho lớp xi mạ điện bám dính tốt nhất.
>> Xem thêm: Thanh ren mạ kẽm
Bước 2: Tẩy sạch dầu mỡ, tẩy sạch rỉ sét
Thông thường bề mặt kim loại hay bị dính dầu mỡ do yêu cầu của quá trình sản xuất, chính lớp mỡ này sẽ ngăn cản sự bám dính của dung dịch xi mạ.
Những phương pháp tẩy hay được sử dụng: tẩy trong dung môi hữu cơ, tẩy trong dung dịch kiềm nóng, tẩy dầu mỡ bằng sóng siêu âm.
Phương pháp tẩy rỉ hay dùng: axit loãng H2S04 hay HCl, tùy vào đặc điểm của sản phẩm sẽ sử dụng tỷ lệ phù hợp, tẩy rỉ có sự tham gia của dòng điện để tăng khả năng tẩy tốt nhất.
Bước 3: Rửa sạch sản phẩm với nước sạch trước khi đưa vào xi mạ.
Bước 4: Tiền hành mạ điện phân
Kết nối sản phẩm kim loại cần mạ vào cực âm catot, kết nối bể dung dich xi mạ vào cực dưng anot. Sau đó tiền hành bật công tắt điện và quá trình xi mạ điện diễn ra.
Ở cực âm anot sẽ xảy ra quá trình hòa tan kim loại anot: M – ne → Mn+.
Ở cực dương catot sẽ xảy ra quá trình cation phóng điện để tạo thành kim loại mạ Mn+ + ne → M.
Bước 5: Gia công sau khi xi mạ điện
Tùy vào yêu cầu đối với sản phẩm sẽ thực hiện gia công đánh bóng làm mịn phù hợp.
Bước 6: Làm sạch và sấy khô, nghiệm thu thành phẩm.
Sản phẩm phải có độ dày lớp mạ phù hợp, bề mặt đồng đều, sáng mịn không còn khuyết điểm.
Tìm hiểu về thành phần chất điện giải xúc tác trong quá trình mạ điện
Muối đơn và muối phức là chất điện giải thường được sử dụng trong quá trình mạ điện.
Muối đơn (dung dịch axit) cho hiệu suất dòng điện cao thường được áp dụng để mạ những sản phẩm có bề mặt đơn giản như dạng hộp, dạng mặt phẳng, dạng tấm…
Muối phức cho ra lớp mạ mịn đều, độ dày phù hợp thường sử dụng cho những sản phẩm có hình dạng phức tạp hơn.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật mạ điện. Xi mạ Ngũ Kim là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm thực hiện mạ điện phân, liên hệ ngay nếu bạn đang cần được hỗ trợ.
Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghiệp Ngũ Kim Việt Nam
- Địa chỉ: C8/35 Ấp 3, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
- Hotline/ Zalo: 090 823 08 39 – 0899 1111 39
- Website: https://ximangukim.com/