Tìm ra giải pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn là vấn đề then chốt của ngành công nghiệp kim loại. Kim loại dù kết cấu có vững chắc đến đâu sẽ luôn đối mặt với hiện tượng ăn mòn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nhân khiến kim loại bị ăn mòn và tìm ra chìa khóa giúp cho kim loại luôn bền vững trong mọi điều kiện môi trường!
Kim loại đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, từ các công trình xây dựng đến các thiết bị gia đình. Tuy nhiên, hiện tượng ăn mòn kim loại không chỉ làm giảm tuổi thọ của vật liệu mà còn gây tổn thất lớn về kinh tế và môi trường.
TỔNG QUAN VỀ ĂN MÒN KIM LOẠI.
Ăn mòn kim loại là một quá trình kim loại oxy hóa rỉ sét, sau đó các lớp rỉ sét này sẽ làm suy giảm tính chất kim loại, cấu trúc của kim loại bị phá hủy. Lúc này, kim loại không giữ được tính bền vững nữa mà kết cấu rất yếu, chỉ một tác động nhẹ sẽ khiến kim loại mục nát hoàn toàn.
Quá trình kim loại bị ăn mòn này diễn ra một cách tự nhiên do các tác động từ môi trường, nơi có không khí ẩm, nhiệt độ cao hoặc hóa chất. Quy luật này diễn ra một cách tự nhiên và không thể đảo ngược thay đổi lại cấu trúc ban đầu được. Chính vì thế bảo vệ kim loại không bị ăn mòn từ ban đầu là yếu tố then chốt để quyết định chất lượng một công trình.
TÁC ĐỘNG CỦA ĂN MÒN KIM LOẠI
Nguyên nhân ăn mòn kim loại.
Trước khi kim loại bị ăn mòn, thì trên bề mặt sẽ thường xuất hiện các vết rỉ sét. Các vết rỉ sét này là do kim loại tiếp xúc với độ ẩm nước, các phân tử nước này sẽ tấn công tạo phản ứng oxy hóa hình thành nên oxit sắt (rỉ sét). Nước đóng vai trò điện ly, tăng tốc độ của quá trình ăn mòn.
Ở những vùng có nhiệt độ khắc nghiệt như độ ẩm cao, vùng có nồng độ muối cao (ven biển), nơi có hóa chất mạnh thì quá trình ăn mòn diễn ra nhanh hơn.
Phân loại các nhóm ăn mòn kim loại phổ biến
>> Xem thêm: Mạ kẽm chi tiết máy
- Ăn mòn kim loại đồng nhất: Lớp ăn mòn này phủ đồng đều trên toàn bộ bề mặt kim loại, đây là nhóm ăn mòn phá hủy kim loại nặng nề nhất.
- Ăn mòn kim loại cục bộ: Các vị trị ăn mòn chỉ xáy ra ở một số vị trí, tấn công phá hủy hư hại ngay vị trí đó.
- Ăn mòn kim loại điện hóa: Do sự tương tác giữa các kim loại khác nhau trong môi trường dẫn điện tác động phá hủy kim loại.
Ăn mòn kim loại gây thiệt hại thế nào?
- Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, kim loại không còn bền chắc, không còn chịu lực tốt. Điều này khiến cho toàn bộ các sản phẩm công nghiệp, công nghiệp ảnh hưởng nặng nề.
- Tăng chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay mới hay nghiêm trọng nhất là phải tháo dỡ.
- Làm giảm tính thẩm mỹ, những ngành kiến trúc nội thất bị thiệt hại rất nhiều.
- Đối với các công trình lớn, điều này khiến cho nguy cơ an toàn bị báo động nặng.
CÁCH PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
1. Sơn phủ về mặt
Sơn phủ này là loại chuyên dụng như sơn epoxy, sơn chống rỉ và sơn chịu nhiệt cho các bề mặt kim loại, lớp sơn này chống ăn mòn kim loại, tránh tác động từ môi trường.
Sơn phủ phù hợp cho các ứng dụng cần chi phí thấp, dễ dàng thực hiện tại nhà, và không đòi hỏi độ chính xác cao. Tuy nhiên so với các phương pháp bảo vệ chuyên nghiệp thì về khả năng bảo vệ kim loại không bị ăn mòn sẽ kém hơn.
2. MẠ KIM LOẠI
Đây được đánh giá là phương pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn tốt nhất, mang lại tính thẩm mỹ cao và chi phí tối ưu nhất.
Mạ kim loại là công nghệ phủ một lớp kim loại xi mạ (phổ biến nhất là mạ kẽm, mạ niken) bao bọc toàn bộ bề mặt. Lớp xi mạ này có tác dụng rất lớn giúp chống lại quá trình oxy hóa, chống lại quá trình ăn mòn gây hư hại kim loại.
Lớp xi mạ chống ăn mòn này cho độ dày rất mỏng, mang lại tính thẩm mỹ cao, nhiều màu sắc bắt mắt ứng dụng đa dạng mọi ngành nghề.
3. XỬ LÝ HÓA HỌC.
Phương pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn này sử dụng đến chất ức chế ăn mòn, các chất này được thêm vào nước hoặc môi trường dầu để giảm tốc độ ăn mòn.
4. SỬ DỤNG HỢP KIM CHỐNG ĂN MÒN.
Trực tiếp thay đổi loại kim loại sử dụng ngay từ ban đầu, các loại hợp kim chống ăn mòn phổ biến có thép không gỉ, hợp kim nhôm. Khả năng kháng hóa chất, chống ăn mòn, bền bỉ hơn các loại kim loại thông thường. Tuy nhiên, các loại này thường có chi phí khá cao.
TẦM QUAN TRONG CỦA VIỆC BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
- Kéo dài tuổi thọ sản phẩm: Việc áp dụng các phương pháp bảo vệ kim loại hiệu quả giúp nâng cao tính năng sử dụng, thời gian sử dụng kéo dài thêm rất nhiều năm điều này giảm được tấn suất thay thế sản phẩm.
- Tác động tích cực đến nền kinh tế: Việc một kim loại bị ăn mòn khiến cho chi phí sản xuất, bảo trì, sử chữa bị tăng lên. Chất lượng của các công trình bị giảm sút nặng nề, trong các ngành công nghiệp thì tổn thất do ăn mòn kim loại chiếm từ 3-4% GDP hàng năm của một quốc gia.
- Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu ăn mòn giúp giảm được lượng phế liệu thải ra môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
GIẢI ĐÁP NHỮNG CÂU HỎI VỀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
1. Có thể ngăn chặn hoàn toàn quá trình ăn mòn kim loại không?
Giải đáp: Không thể ngăn chặn hoàn toàn quá trình ăn mòn kim loại, nhưng nó giúp giảm thiểu đáng kể bằng các biện pháp bảo vệ kể trên.
2. Chi phí bảo vệ kim loại không bị ăn mòn có cao không?
Chi phí phụ thuộc vào phương pháp mạ bạn lựa chọn, chắc chắn rằng các phương pháp bảo vệ sẽ thấp hơn chi phí sửa chữa hoặc thay mới.
3. Lớp xi mạ kim loại có tồn tại vĩnh viễn không?
Không, nhưng nếu kết hộ nhiều loại bảo vệ khác nhau sẽ tăng hiệu quả. Đặc biệt biết cách sử dụng, cách vệ sinh thì kim loại sử dụng có thể kéo dài rất lâu.
XI MẠ NGŨ KIM – DỊCH VỤ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN HÀNG ĐẦU.
Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghiệp Ngũ Kim Việt Nam đã có thâm niên 10 năm trong lĩnh vực gia công xử lý bảo vệ bề mặt kim loại. Với sứ mệnh mang đến là mang đến chất lượng tốt nhất, chúng tôi không ngừng nâng cấp và trau dồi kiến thức xi mạ vững chắc nhằm mang đến giá trị bền vững.
Các dịch vụ bảo vệ kim loại không bị ăn mòn nổi bật của Ngũ Kim có: xi mạ kẽm, mạ niken, điện giải inox, xử lý bề mặt inox… Chúng tôi tự hào là đơn vị mang đến dịch vụ vượt ngoài mong đợi của bạn, Xi mạ Ngũ Kim đã hợp tác với hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước.
Nếu bạn đang cần tìm giải pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, hãy tìm sự hỗ trợ qua:
Địa chỉ: C8/35 Ấp 3, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
Hotline/ Zalo: 090 823 08 39
>> Xem thêm: Thép mạ kẽm có bị rỉ sét không?