Đầu nối siết dây mạ kẽm là vật liệu vô cùng quen thuộc hay được tìm thấy tại các công trình. Vậy mạ kẽm cho đầu nối siết dây để làm gì? Cùng tìm hiểu kỹ bài viết này để hiểu rõ hơn về công dụng quan trọng của việc mạ kẽm và tìm địa chỉ mạ phù hợp nhé!
Đầu nối siết dây mạ kẽm là gì?
Đầu nối siết dây còn có những tên gọi khác như ốc siết cáp, ống nối siết dây được kim loại chất lượng hoặc nhựa cứng. Đầu nối siết dây là phụ kiện không thể thiếu để kết nối hai đoạn dây với nhau, khi kết nối sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh độ dài dây theo nhu cầu.
Đây là phụ kiện kết nối hay được sử dụng trong các công trình lớn, vận chuyển, lắp ráp, dây cáp… vì vậy đòi hỏi độ chính xác cao, đồng thời phải được làm từ kim loại chất lượng cao mới đảm bảo được độ bền trong quá trình hoạt động.
Đầu nối siết dây mạ kẽm là thực hiện mạ một lớp kẽm mỏng phủ lên toàn bộ bề mặt đầu nối siết dây, lớp mạ này đóng vai trò quan trọng giúp cho ốc siết cáp được chắc chắn hơn, chống oxy hóa cực tốt. Cùng tìm hiểu chi tiết về ưu điểm của mạ kẽm nhé!
Đầu nối siết dây mạ kẽm để làm gì?
Như đã đề cập, đầu nối siết dây đóng vai trò rất quan trọng giúp kết nối các đoạn dây, liên kết dây giúp công trình chắc chắn hơn. Chính vì vậy cần đảm bảo vật liệu đầu nối chắc chắn hơn, bền hơn. Cấu trúc cơ bản của đầu nối siết dây vô cùng chắc chắn, để tăng thêm lớp bảo vệ người ta sẽ tiến hành mạ kẽm, lớp mạ kẽm chống lại quá trình oxy hóa, từ đó chống ăn mòn, chống rỉ sét từ đó giúp đầu nối siết dây chắc chắn hơn, tuổi thọ cao hơn.
Một số tác dụng quan trọng của đầu nối siết dây mạ kẽm:
- Tăng độ bền cho đầu nối siết dây, độ bền càng lớn càng giúp cho sợ dây kết nối được chắc chắn, chịu thêm được lực kéo và áp lực mạnh.
- Chống oxy hóa cực tốt, kẽm giúp ngăn chặn quá trình oxy diễn ra trên bề mặt kim loại, từ đó không có phản ứng hóa học xảy ra sẽ tránh được trình trạng rỉ sét.
- Đầu nối siết dây mạ kẽm chống ăn mòn, việc chống rỉ sét sẽ giúp đầu nối siết dây không bị bào mòn, từ đó không xảy ra hư hại, phá vỡ cấu trúc ban đầu. Ngoài ra khi tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt như nơi có độ ẩm cao, hóa chất, nơi có nồng độ muối cao cũng không bị tình trạng ăn mòn.
- Tăng tính thẩm mỹ, sau khi đầu nối siết dây mạ kẽm sẽ có được bề ngoài sáng bóng đẹp mắt, trong quá trình sử dụng không bị hư hại luôn giữ được vẻ ngoài thẩm mỹ nhất.
- Dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng.
>> Xem thêm: Bulong mạ kẽm
Với những ưu điểm vượt trội kể trên, việc mạ kẽm cho đầu nối siết dây trở nên thiết yếu hơn. Tạo nền móng tốt từ ban đầu giúp tăng chất lượng sản phẩm từ đó giảm bớt chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay mới về sau này.
Ngoài ra, nếu đầu nối siết dây trong quá trình sử dụng bị rỉ sét hoặc hư hại thì vẫn có thể phục hồi bằng cách mạ kẽm. Cùng xem qua về quy trình mạ kẽm sau đây.
Quy trình thực hiện đầu nối siết dây mạ kẽm
Để một sản phẩm mạ kẽm đạt chất lượng tốt nhất thì ngoài tay nghề kỹ thuật, chất lượng hóa chất thì cần phải thực hiện mạ kẽm theo đúng quy trình.
- Bước 1: Xử lý bề mặt đầu nối xiết dây. Sử dụng gia công và các hóa chất tẩy rửa để loại bỏ các bụi bẩn, các vết rỉ sét bám dính trên bề mặt. Vì vậy đối với những đầu nối sử dụng lâu dài vẫn có thể phục hồi tốt từ bước đầu tiên này.
- Bước 2: Sử dụng chất tẩy dầu chuyên dụng để tẩy sạch các vết dầu mỡ có trên bề mặt. Một bề mặt sạch bụi bẩn, sạch dầu là tiền đề quan trọng để lớp mạ kẽm sau này bám dính chắc chắn hơn.
- Bước 3: Chuẩn bị bể hóa chất mạ kẽm.
- Bước 4: Tiến hành mạ kẽm.
- Bước 5: Thụ động sau mạ kẽm.
- Bước 6: Rửa sạch và sấy khô.
- Bước 7: Nghiệm thu sản phẩm, nếu chưa đạt yêu cầu cần tiến hành mạ lại.
Các phương pháp đầu nối siết dây mạ kẽm phổ biến
Có nhiều phương pháp mạ kẽm, tuy nhiên chỉ có 2 phương pháp này đáp ứng được yêu cầu, được sử dụng phổ biến hơn hết:
– Đầu nối siết dây mạ kẽm điện phân: Đây là phương pháp được ưu tiên sử dụng hàng đầu cho đầu nối siết cáp. Mạ kẽm điện phân cho độ dày lớp mạ kẽm mỏng, không thay đổi cấu trúc của đầu nối giúp đầu nối được chắc chắn, chống oxy hóa và ăn mòn tốt. Đặc biệt, mạ điện phân không sử dụng nhiệt độ cao, nên cực thích hợp cho những đầu nối có kích thước nhỏ, không bị biến dạng hay thay đổi bề mặt.
– Đầu nối siết dây mạ kẽm nhúng nóng: Công nghệ mạ kẽm này thực hiện bằng cách đưa đầu nối siết dây vào bể chứa kẽm nóng chảy, lớp kẽm dễ dàng bao phủ toàn bộ bề mặt, lớp mạ kẽm sẽ có độ dầy lớn hơn mạ kẽm điện phân. Mạ kẽm nhúng nóng giúp cho sản phẩm chống ăn mòn rất tốt, đặc biệt ở những môi trường khắc nghiệt, có nống độ muối cao.
Cả 2 phương pháp đều có tác dụng chống rỉ sét, ăn mòn, bề mặt, tăng độ bền và tuổi thọ sử dụng. Tùy vào nhu cầu sử dụng, kích thước của đầu nối siết dây mà lựa chọn phương pháp xi mạ kẽm phù hợp.
Đầu nối siết dây mạ kẽm tại Xi mạ Ngũ Kim có tốt không?
Đầu nối siết cáp mạ kẽm có tốt hay không phụ thuộc hầu hết vào nơi thực hiện mạ kẽm. Việc tìm kiếm một đơn vị xi mạ kẽm chất lượng cao rất khó bởi hiện nay có rất nhiều xưởng xi mạ, không phải nơi nào cũng đảm bảo chất lượng đầu ra tốt nhất.
Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện mạ kẽm tại Xi mạ Ngũ Kim bởi:
– Xi mạ Ngũ Kim có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành xi mạ.
– Xi mạ kẽm là phương pháp chủ chốt tại đây, Ngũ Kim nhận thực hiện tất cả các sản phẩm mạ kẽm.
– Rất nhiều sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng hàng, có sản phẩm mạ kẽm được xuất đến Nhật Bản.
– Đội ngũ nhân viên kỹ thuật cao cùng hệ thống máy móc hiện đại.
– Được các khách hàng, đối tác đánh giá cao.
– Dịch vụ bảo hành, dịch vụ vận chuyển được hỗ trợ tận tình
Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng hơn >> 090 823 08 39
Hy vọng những thông tin này đã giúp khách hàng hiểu rõ hơn bản chất của đầu nối siết dây mạ kẽm, ban đang có nhu cầu mạ kẽm cho sản phẩm của mình đừng ngần ngại liên hệ hotline để được hỗ trợ.
>> Xem thêm: Bảng giá mạ kẽm mới nhất hôm nay