Bu lông mạ kẽm đơn giá xi mạ bao nhiêu?

Bu lông mạ kẽm có đơn giá xi mạ được công ty Ngũ Kim Việt Nam đưa ra với mức giá cực kỳ ưu đãi trong quý này, chỉ từ 2.990 đ/kg (tùy thuộc vào khối lượng bu lông). Cùng tìm hiểu kỹ chi tiết về bulong mạ kẽm nhé!

Bu lông mạ kẽm là gì?

Bu lông mạ kẽm (bulong mạ kẽm) là một loại sản phẩm cơ khí có hình dạng thanh trụ tròn, có kích thước đa dạng to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau với phôi cơ bản là sắt thép được phủ một lớp mạ kẽm lên trên bề mặt với độ dày ở mức cho phép nhằm tăng tuổi thọ sử dụng và khả năng chống chịu bởi các tác động bên ngoài môi trường như gió, nước, ô xy hóa.

Thông thường một đầu bu lông mạ kẽm có hình dạng lục giác, tứ giác, một đầu còn lại là ren xoắn có thể vặn với đai ốc. Dựa trên nguyên lý hoạt động đai ốc ma sát với vòng ren xoắn để kẹp chặt, cố định 2 hoặc nhiều chi tiết lại với nhau.

bu lông mạ kẽm
Bu lông mạ kẽm tại Ngũ Kim Việt Nam

Do bu lông dễ dàng tháo lắp, điều chỉnh các mối ghép một cách linh hoạt mà không cần sử dụng tới bất kỳ máy móc phức tạp nào nên chúng được sử dụng rất phổ biến trong hầu như mọi ngành nghề từ đơn giản đến phức tạp nhất như: cơ khí, xây dựng dân dụng, công nghiệp, lắp ráp, chế tạo, giao thông, đường sắt, tàu thủy, cầu cống,…  dựa trên khả năng chịu tải trọng kéo, cắt, uốn, nén, mài mòn cực kỳ tốt.

Bu lông mạ kẽm có bao nhiêu loại

Bu lông lục giác

Với kích thước đa dạng, đây là loại bulong mạ kẽm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong mọi ngành nghề, dùng để liên kết, cố định các sản phẩm lại với nhau tạo thành một khối thống nhất.

Bu lông neo

Thường có kích thước lớn hoặc rất lớn, một đầu được hàn chặt, cố định với tường, sàn, cột, một đầu còn lại là ren xoắn lộ ra bên ngoài dùng để cố định các chi tiết khác nhằm gắn chặt vào. Bu lông này thường được sử dụng trong các công trình cấu trúc nặng như xây dựng công nghiệp, xưởng lắp ráp, chế tạo, giao thông,…

bu long ma kem
bu long ma kem đa dạng chủng loại

Bu lông vận chuyển

Một đầu tròn thường có tiết diện vuông, tứ giác. Bu lông mạ kẽm vận chuyển dùng để nâng, tời, vận chuyển các thiết bị, vật liệu nặng nhằm giảm độ ma sát và bảo vệ bề mặt tốt hơn giữa các bộ phận chi tiết khác nhau.

Bu lông chữ T

Có hình dạng giống như chữ T, một đầu liên kết vững chắc vào các thiết bị vật liệu mà không cần tới đai ốc, đầu còn lại để liên kết các chi tiết khác vào, bu lông này thường được sử dụng cho các công việc cần đến sự cố định vững chắc.

Bu lông chữ U, chữ J

Được thiết kế với hình dáng tương tự chứ U và chứ J, chúng thường được dùng trong các ứng dụng treo.

Bu lông rất đa dạng về hình dáng và kích thước, tất nhiên ứng dụng của chúng cũng khác nhau. Chúng ta nên lựa chọn sử dụng loại bu lông phù hợp với chức năng công việc để tối ưu nhất công dụng của chúng.

Bu lông mạ kẽm – Lịch sử phát triển

Để tăng thời gian sử dụng cũng như đảm bảo khả năng chống chịu các tác động từ môi trường như ô xy hóa, nước mưa, nhiệt độ nóng lạnh thất thường làm rỉ sét bề mặt bu lông.

Kỹ thuật mạ kẽm bu lông đang được rất nhiều đơn vị lớn nhỏ chuyên sản xuất bu lông sử dụng là xử lý bề mặt – xi mạ kẽm (tức là phương pháp làm sạch bề mặt và tráng phủ một lớp kim loại kẽm lên bề mặt bu lông) lớp kẽm trên bề mặt giúp bu lông chống chịu rỉ sét cực kỳ tốt, mặt khác lớp mạ còn tăng tính thẩm mĩ cho bu lông khi có rất nhiều giải pháp về màu sắc để khách hàng tiêu dùng có thể lựa chọn (màu trắng, màu trắng ánh xanh, kẽm 7 màu, kẽm đen,…).

mạ kẽm bu lông
mạ kẽm bu lông giúp bulong trở nên bền đẹp hơn

Phương pháp bu lông mạ kẽm này được phát hiện từ những năm 1742, khi nhà hóa học người Pháp P. J. Melouin trình bày đề tài bảo vệ bề mặt vật liệu thép bằng cách nhúng kẽm nóng chảy. Sau đó vào năm 1836 một nhà hóa học người Pháp khác là S. Sorel được cấp bằng sáng chế cho công trình mạ kẽm nhúng nóng của mình bằng những phương pháp sử dụng hóa chất chuyên sâu hơn, tạo ra lớp mạ vững chắc hơn.
Cũng trong khoảng thời gian này, một phương pháp mạ kẽm khác cũng được rất nhiều nhà hóa học nghiên cứu đó là mạ kẽm điện phân, mãi đến năm 1930 mới tìm ra bước khởi đầu mang tính chất nền móng bằng chất điện phân Xyanua, sau đó Axit Clorua đã cải thiện được độ sáng đáng kể cho bề mặt sản phẩm vào năm 1966, đến năm 1980 kẽm không chứa kiềm và Xyanua mới bắt đầu được ứng dụng triển khai dần và rộng rãi đến tận sau này.

Báo giá bu lông mạ kẽm tại Xi Mạ Ngũ Kim

Bu lông mạ kẽm, đơn giá xi mạ bulong được công ty Ngũ Kim Việt Nam đưa ra với mức giá cực kỳ ưu đãi trong quý này, chỉ từ 2.990 đ/kg (tùy thuộc vào khối lượng bu lông). Đảm bảo quý đối tác và khách hàng sẽ hài lòng cả về chất lượng và tiến độ gia công.

ma kem bu long
Ma kem bu long tại xi mạ Ngũ Kim có mức giá tốt nhất thị trường hiện nay

Ngoài ra, chúng tôi còn xi mạ kẽm trên tất cả các sản phẩm, vật liệu sắt thép tương tự, như: pát, đai, ốc, vít, giá đỡ, bản mã thép, bản lề, tay nắm, ke góc, pát nối, chân đế, khóa vặn đai ốc,…

Bu lông mạ kẽm tại xi mạ Ngũ Kim hiện nay có mức giá tốt nhất thị trường.Liên hệ với chúng tôi để cùng nhau tạo ra sản phẩm mạ kẽm bu lông tốt nhất, cạnh tranh nhất:
Ngũ Kim Việt Nam: 0908230839 (Mr. Thái) – 0899111139 (Mr. Long)
Địa chỉ: Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh

Đánh giá post